Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Trung Quốc 2022

Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Trung Quốc 2022

Theo số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2019 đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu là 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu là 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2018.

Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover)

Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tiếng Anh là Export-import turnover.

Kim ngạch xuất khẩu (Export turnover) là tổng giá trị xuất khẩu của các (hoặc một) hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định thường là quý hoặc năm, sau đó qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định

Kim ngạch nhập khẩu (Import turnover) là tổng giá trị nhập khẩu của các (hoặc một) hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định qui đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.

Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover) là tổng kim ngạch nhập khẩu cộng tổng kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 244,72 tỉ USD, tăng 13,8% so với năm 2017. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 69,2 tỉ  USD, tăng 15,9%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 175,52 tỉ USD, tăng 12,9%, chiếm 71,7% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2017).

Năm 2018 là năm thành công với chỉ tiêu xuất khẩu và cán cân thương mại khi tăng trưởng xuất khẩu đạt tốt với 13,8%, cao hơn chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Qui mô xuất khẩu tăng mạnh, hiện nay cả nước có khoảng 26 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD, 8 mặt hàng đạt trên 5 tỉ USD và 5 mặt hàng trên 10 tỉ  USD.

Khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước tiếp tục có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tốt, đạt 69,2 tỉ USD, tăng 15,9% so với cùng kì. Nếu các năm trước, tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước thường xuyên đạt thấp hơn khối FDI thì năm 2018 đã "đảo chiều", đạt cao hơn khối FDI.

Cùng với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt tốt, cán cân thương mại năm 2018 đã duy trì thặng dư, ước đạt 7,2 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay. Việc kiểm soát tốt cán cân thương mại giúp tăng nguồn cung ngoại tệ, ổn định thị trường ngoại hối, ổn định cán cân thương mại thanh toán quốc tế.

Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu 2019

Năm 2019, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tập trung các giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa như phát triển sản xuất và tạo nguồn hàng chất lượng để đảm bảo qui mô xuất khẩu; phát triển và mở cửa thị trường; tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu và liên kết chuỗi sản xuất, chế biến.

Đặc biệt, tập trung nâng cao hiệu quả kết nối, phối hợp đồng bộ với các đơn vị giải quyết vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như chống trợ cấp, chống bán phá giá... Thay đổi căn bản trong xúc tiến thương mại, đi sâu vào các mặt hàng chủ lực trong từng giai đoạn chứ không làm dàn trải như hiện nay để đưa sản phẩm Việt Nam đến ngày càng nhiều thị trường trên thế giới.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Tài chính)

Hệ thống bốc xếp container tự động tại Cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm lập kỷ lục

Theo số liệu Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước này đạt 21.170 tỷ nhân dân tệ, lần đầu tiên vượt mốc 21.000 tỷ nhân dân tệ, trong đó xuất khẩu đạt 12.130 tỷ nhân dân tệ, tăng 6,1% so cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu đạt 9.040 tỷ nhân dân tệ, tăng 5,2% so cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ điện của Trung Quốc đạt 7.140 tỷ nhân dân tệ, tăng 8,2% so cùng kỳ năm ngoái, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, giá trị xuất khẩu của bảng mạch, ô-tô, thiết bị xử lý dữ liệu tự động và linh kiện lần lượt tăng 25,6%, 22,2% và 10,3%.

Thương mại là tiêu chí quan trọng để đánh giá kinh tế Trung Quốc. Bắt đầu từ quý 4 năm ngoái, xuất nhập khẩu thương mại của nước này tăng dần theo từng quý, quý 2 năm nay tăng 7,4% so cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 2,5% của quý 1 năm nay và 5,7% của quý 4 năm ngoái.

Theo truyền thông Trung Quốc, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá số liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2024 là “tăng trưởng vượt kỳ vọng”, đặc biệt trong bối cảnh động lực tăng trưởng kinh tế thế giới còn yếu, những nhân tố bất ổn ngày càng tăng, thì xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng ổn định, trong khi quy mô nhập khẩu tiếp tục được mở rộng, điều này đã tạo niềm tin và động lực cho kinh tế thế giới. Trong “Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới” vừa được công bố giữa tháng 7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2024 lên 5%, nguyên nhân bởi số liệu tiêu dùng và kết quả xuất khẩu khả quan trong quý 1 của Trung Quốc.

Giải mã nguyên nhân “tăng trưởng vượt kỳ vọng”

“Tăng trưởng vượt kỳ vọng” của thương mại Trung Quốc đến từ hiệu quả của việc tái cấu trúc ngành nghề, đổi mới công nghệ. Gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh cải cách toàn diện, thúc đẩy mở cửa ở mức cao, ban hành nhiều chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cấp ngành nghề và duy trì ổn định thương mại, do đó đã đẩy nhanh việc hình thành sức sản xuất chất lượng mới, nâng cao sức cạnh tranh cho các ngành chế tạo, cũng như củng cố ưu thế xuất khẩu các hàng hóa trọng điểm.

Sự chủ động của các doanh nghiệp Trung Quốc ứng phó trước biến động của thị trường quốc tế, linh hoạt, sáng tạo trong mở rộng thị phần, đã giúp cho thương mại nước này tăng trưởng vượt kỳ vọng. Kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đều tăng. Đặc biệt, khối doanh nghiệp tư nhân tiếp tục giữ vị trí số một trong hoạt động thương mại của Trung Quốc, khi 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này đạt 11.640 tỷ nhân dân tệ, tăng 11,2% so cùng kỳ năm ngoái, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc.

Ngoài ra, hợp tác kinh tế thương mại song phương giữa Trung Quốc và các đối tác phát huy hiệu quả, như Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Ecuador chính thức có hiệu lực từ 1/5/2024; đàm phán về Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) phiên bản 3.0 đạt được những tiến triển khả quan. Quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa ASEAN-Trung Quốc cũng ngày càng chặt chẽ. 6 tháng đầu năm 2024, ASEAN vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, thương mại song phương đạt 3.360 tỷ nhân dân tệ, tăng 10,5% so cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15,9% tổng giá trị thương mại của Trung Quốc. Điều này cũng giúp cho kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc 6 tháng đầu năm lần đầu vượt mức 21.000 tỷ nhân dân tệ.

Dự báo, thương mại Trung Quốc trong nửa cuối năm 2024 vẫn sẽ đối mặt với nhiều áp lực, thách thức do chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại toàn cầu cũng như đà suy giảm của các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, với nội lực của nền kinh tế cũng như ưu thế thương mại, lợi thế chuỗi ngành, chuỗi cung ứng, hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm của Trung Quốc sẽ vẫn duy trì đà tăng trưởng, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển “nâng cao về chất và ổn định về lượng” của cả năm 2024.