Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Con đường trở thành giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp
Mỗi người sẽ có một con đường riêng để đạt được vị trí công việc mơ ước. Do đó, không có lộ trình chung nhất nào để tiến lên chiếc ghế giám đốc kinh doanh. Song, điểm chung để trở thành giám đốc kinh doanh là việc không dễ dàng, cần cả quá trình tích lũy kinh nghiệm, học hỏi kiên trì, chịu nhiều áp lực,...
Nhìn chung, để trở thành CCO đều bắt đầu từ các vị trí thấp trong doanh nghiệp như: Nhân viên kinh doanh ➞ Chuyên viên kinh doanh ➞ Trưởng phòng kinh doanh Phó giám đốc kinh doanh ➞ Giám đốc kinh doanh. Tùy vào năng lực, kỹ năng và các thành tích đạt được, thời gian để trở thành giám đốc kinh doanh có thể ngắn hay dài tuỳ vào từng người.
Lộ trình thăng tiến của giám đốc kinh doanh
Từng vị trí khác nhau trong doanh nghiệp sẽ có vai trò và tầm quan trọng riêng. Giám đốc kinh doanh được xem như “thuyền trưởng” trên chiếc tàu lênh đênh giữa biển khơi, luôn vững tay lái để vượt qua mọi khó khăn và đưa doanh nghiệp phát triển đến bến bờ vững chắc nhất. Và để ngồi vào chiếc ghế giám đốc kinh doanh, bạn phải thật sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Navigos Search chúc bạn thành công!
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam
Việt Nam hiện đang rất thiếu các giám đốc điều hành chuyên nghiệp, một trong những nguyên nhân chính là nhiều người vẫn chưa có những hình dung cụ thể về vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần có của “nhân vật” này để phấn đấu đạt đến.
Giám đốc điều hành (CEO - Chief Executive Officer) là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời CEO chịu trách nhiệm các quyết định chiến lược để đạt kết quả kinh doanh và tăng trưởng. Giám đốc điều hành là chức vụ quản lý cấp cao nhất trong một công ty hoặc tổ chức.
Vị trí cấp cao này đòi hỏi giám đốc điều hành phải chịu trách nhiệm về những thăng trầm, thành bại của doanh nghiệp, vạch ra những định hướng đúng đắn để dẫn dắt tổ chức. Có thể thấy rằng, họ chính là trung gian kết nối giữa HĐQT và tất cả các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Giám đốc điều hành cũng đóng vai trò làm gương mặt đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động truyền thông, đối ngoại.
Một CEO (Chief Executive Officer) cần phải sở hữu những kỹ năng và kiến thức sâu rộng, sự nhạy bén trong lãnh đạo cùng niềm đam mê vô song đối với tổ chức và con người của tổ chức.
(*) Phí ưu đãi sẽ được áp dụng khi chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày
(*) Phí ưu đãi sẽ được áp dụng khi chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày
Yêu cầu cần có của một giám đốc kinh doanh
Các nhà tuyển dụng hiện nay yêu cầu rất khắt khe về trình độ của vị trí giám đốc kinh doanh. Các ứng viên phải đào tạo bài bản ở trình độ Cử nhân hoặc thạc sĩ trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế,...
Vị trí giám đốc kinh doanh yêu cầu người đảm nhận phải có trên 5 - 7 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là quản lý, lãnh đạo để hiểu rõ những khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp từ sản phẩm hoặc dịch vụ, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường,... Tùy vào từng doanh nghiệp, quy mô, lĩnh vực hoạt động mà yêu cầu về số năm kinh nghiệm cho vị trí CCO có thể khác nhau.
Giám đốc kinh doanh phải có khả năng lãnh đạo để đưa ra quyết định chiến lược, xây dựng, duy trì mối quan hệ kinh doanh và tạo dựng, nuôi dưỡng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thúc đẩy đội ngũ kinh doanh làm việc hiệu quả. Sở hữu kỹ năng lãnh đạo cũng giúp họ đổi mới, đưa ra giải pháp sáng tạo để giải quyết thách thức kinh doanh trong thị trường ngày càng phức tạp.
Một giám đốc kinh doanh xuất chúng phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như thuyết trình trước khách hàng, đàm phán các hợp đồng, cuộc họp với lãnh đạo cấp cao, giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp,... Đồng thời, họ cũng rèn luyện cho mình khả năng lắng nghe để hiểu rõ quan điểm của người khác và ra quyết định sáng suốt cho doanh nghiệp.
Với vai trò là một lãnh đạo cấp cao, CCO phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, vấn đề khác nhau trong việc điều hành và phát triển tổ chức. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp họ tìm ra giải pháp tối ưu để đi đến quyết định đúng đắn trong mọi trường hợp.
Trong vai trò của mình, giám đốc kinh doanh phải quản lý nhiều hoạt động, công việc, nhiều nguồn lực khác nhau như con người, tài chính, sản phẩm, dịch vụ,... Kỹ năng tổ chức giúp CCO phân bố tài nguyên có sẵn hợp lý, đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng thời hạn và đạt chất lượng.
CCO phải xử lý nhiều công việc hàng ngày. Lịch trình công việc dày đặc và phức tạp nên kỹ năng quản lý thời gian giúp họ sắp xếp thời gian hiệu quả, đảm bảo không bỏ quên nhiệm vụ nào.
Đảm nhận những trọng trách to lớn của tổ chức, giám đốc kinh doanh phải đối mặt với rất nhiều áp lực, tình huống khó khăn. Điều này đòi hỏi họ cần kiểm soát tốt cảm xúc để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc còn giúp CCO đưa ra quyết định, hành động đúng đắn với khách hàng và nhân viên. Từ đó, tạo dựng lòng tin từ đối tác và nhân viên trong tổ chức. Tất cả những điều đó góp phần tạo nên môi trường làm việc tích cực, nâng cao sự hài lòng của đội ngũ nhân viên, giúp họ phát triển và nỗ lực đóng góp tốt hơn nữa cho đơn vị.
Năng lực cần có của Giám đốc điều hành
Không bắt buộc phải có bằng cấp để trở thành CEO. Trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm và thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh có thể quan trọng hơn so với bằng cấp.
Tuy nhiên, việc có bằng cấp đại học hoặc sau đại học trong các chuyên ngành liên quan đến kinh doanh, như quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, hoặc tiếp thị, có thể giúp xây dựng kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được vị trí CEO. Ngoài ra, một số công ty có thể yêu cầu vị trí CEO có bằng cấp cao hơn để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp.
Quan trọng là CEO phải có kinh nghiệm và thành tựu, cũng như các kỹ năng lãnh đạo, quản lý, phân tích và giải quyết vấn đề. Việc học hỏi và phát triển các kỹ năng này thông qua các khóa đào tạo, chứng chỉ và trải nghiệm thực tế cũng là rất quan trọng để trở thành một CEO thành công.
Đồng thời, khi sự bùng nổ về công nghệ làm thay đổi bản chất của lao động như hiện nay, thì một nhà lãnh đạo không chỉ là một nhà quản trị, mà phải là một chuyên gia có khả năng làm việc với một lượng lớn dữ liệu và có khả năng phân tích chúng. Do đó, trình độ học vấn, chuyên môn giờ đây phải được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó có sự bắt kịp xu hướng về công nghệ.
Phẩm chất đạo đức của một giám đốc điều hành có thể có tác động đáng kể đến sự thành công và danh tiếng của một tổ chức. Do đó, một CEO cần sở hữu những phẩm chất sau đây:
Tính kiên định: Một giám đốc điều hành thực thụ phải có can đảm để đưa ra những quyết định khó khăn cùng một lập trường vững chắc, dám đứng lên bảo vệ cho những gì đúng. Trên thực tế khi làm việc, CEO sẽ gặp phải nhiều quan điểm trái chiều, do đó tính kiên định sẽ giúp xây dựng văn hóa tổ chức tích cực, tạo sự tin tưởng và niềm tin cho các bên liên quan của tổ chức.
Sự chính trực: CEO chính là tấm gương phản chiếu đạo đức của người lãnh đạo. Do đó, giám đốc điều hành cần kiên định, công – tư phân minh với tất cả nhân viên, minh bạch trong tất cả các quyết định đưa ra.
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp thể hiện qua ngôn từ ngắn gọn, dễ hiểu, giúp nhân viên nắm rõ những nhiệm vụ mà mình phải làm. Đồng thời, các CEO cũng cần lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu những ý kiến mà cấp dưới đề xuất hay thảo luận.
Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp CEO biết cách làm thế nào để giải quyết vấn đề, biết cách trao quyền và trách nhiệm cho cấp dưới sao cho hiệu quả. Đồng thời tạo mối quan hệ bền chặt với nhân viên cấp dưới, thúc đẩy tinh thần tự giác, tạo động lực cho họ hoàn thành công việc hiệu quả.