Phong Cách Ăn Mặc Của Người Trưởng Thành

Phong Cách Ăn Mặc Của Người Trưởng Thành

Ngày nay, phong cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và tạo ấn tượng với mọi người xung quanh. Trang phục chính là ngôn ngữ phi ngôn ngữ giúp bạn thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ riêng biệt. Hiểu được điều này, 5S Fashion sẽ giới thiệu đến bạn 13 phong cách thời trang nam thịnh hành nhất 2024, giúp bạn luôn tự tin và nổi bật trong mọi hoàn cảnh.

Phong cách thời trang cổ điển (classic)

Phong cách thời trang cổ điển, còn được biết đến với tên gọi Parisian Chic, là sự hòa quyện tinh tế giữa nét đẹp thanh lịch, sang trọng nhưng không kém phần hiện đại. Mang hơi hướng từ kinh đô thời trang Pháp, phong cách này đề cao sự tối giản trong thiết kế, chú trọng vào chất lượng và tính ứng dụng cao của trang phục.

Phong cách thời trang này hướng đến những quý ông làm việc trong môi trường công sở, ưa chuộng sự nhẹ nhàng, trầm tính và tinh tế. Điểm đặc trưng của phong cách này là sử dụng trang phục hiện đại đơn giản nhưng vẫn thu hút ánh nhìn bởi sự thanh lịch và đẳng cấp.

Cách phối áo quần phổ biến theo phong cách này bao gồm việc kết hợp áo khoác vest với áo sơ mi và quần kaki, áo len kết hợp với quần jean, hoặc mặc một bộ suit cơ bản. Màu sắc chủ đạo của phong cách là các gam màu trung tính như nâu, đen, xanh, và trắng, nhằm tạo nên vẻ đẳng cấp và nam tính cho người mặc.

Phong cách thời trang tự do (hippie)

Phong cách Hippie nổi tiếng với tinh thần tự do, phóng khoáng và phá cách, được thể hiện qua những bộ trang phục rực rỡ. Phong cách này tạo ra cảm giác thoải mái và ,không ràng buộc bởi bất kỳ quy tắc nào, đồng thời tạo điểm nhấn khác biệt và độc đáo cho người mặc. Thường được lựa chọn cho các hoạt động giải trí, du lịch, tham gia các sự kiện ngoài trời hoặc gặp gỡ bạn bè, phong cách hippie thường không phù hợp trong môi trường công sở chính thống.

Các trang phục theo phong cách hippie thường là những thiết kế độc đáo, mang tính phá cách và tự do. Chúng tạo ra một vẻ bề ngoài tự nhiên và thoải mái, nhưng vẫn thu hút và sành điệu. Sự độc đáo của phong cách này thường xuất phát từ việc kết hợp 3 yếu tố chính: màu sắc, thiết kế và phụ kiện, tạo ra một tổng thể vô cùng cá nhân và thu hút sự chú ý.

Phong cách hippie thường là những thiết kế độc đáo, mang tính phá cách và tự do

Các thiết kế trang phục theo phong cách hippie thường độc đáo và nổi bật hơn so với trang phục thông thường. Chúng thường được trang trí bằng họa tiết phức tạp và sử dụng phối màu táo bạo để tạo điểm nhấn. Phụ kiện độc đáo cũng là một phần không thể thiếu, giúp tôn lên sự cá nhân và phóng khoáng của phong cách này.

Phong cách thời trang học sinh (preppy)

Bắt nguồn từ những bộ đồng phục học sinh của giới thượng lưu Mỹ, phong cách Preppy mang đến một làn gió mới cho thời trang, là sự giao thoa giữa nét trẻ trung, hồn nhiên của tuổi học trò cùng sự thanh lịch, hiện đại và chút sang trọng.

Phong cách Preppy, bắt nguồn từ các trường đại học danh tiếng ở Mỹ, đã lan tỏa khắp châu Á và trở thành một xu hướng thời trang được ưa chuộng. Lấy cảm hứng từ trang phục nam sinh Nhật Bản và Hàn Quốc, Preppy mang đến nét trẻ trung, thanh lịch và phù hợp cho nhiều hoàn cảnh, từ môi trường văn phòng đến những buổi đi chơi.

Phong cách Preppy mang đến một làn gió mới cho thời trang

Phong cách preppy thường kết hợp các bộ trang phục dựa trên yếu tố đồng phục của nam sinh. Điển hình là việc kết hợp áo sơ mi trắng hoặc đen bên trong và khoác thêm áo khoác bomber hoặc blazer. Bạn có thể thêm phụ kiện như cà vạt và kết thúc với quần tây đen hoặc quần kaki, phối cùng giày trắng hoặc đen. Một điểm đặc trưng của phong cách này là việc sử dụng các họa tiết caro trên áo hoặc quần, tạo nên sự phong cách và lịch lãm.

Phong cách thời trang hoài niệm, hay còn gọi là vintage, mang đến một làn gió cổ điển, nhẹ nhàng cho làng thời trang hiện đại. Lấy cảm hứng từ những thập niên trước, vintage đưa người mặc về với những trang phục mang đậm dấu ấn thời gian, như họa tiết hoa lá, kẻ sọc, chấm bi,... cùng gam màu trầm ấm như trắng, đen, nâu, đỏ.

Phong cách này thích hợp cho những người yêu thích sự độc đáo và gợi lại cảm giác hoài niệm trong thời trang, phù hợp cho cả công việc và giải trí. Bằng cách kết hợp những yếu tố cổ điển của thời trang với các thiết kế hiện đại, bạn có thể tạo ra những bộ trang phục sang trọng và dịu dàng, mang đến sự tinh tế và quyến rũ.

Vintage gợi lại cảm giác hoài niệm trong thời trang

Các quý ông ưa chuộng phong cách thời trang vintage thường kết hợp áo sơ mi họa tiết với quần jean hoặc quần kaki, hoặc chọn bộ suit với gam màu nâu. Họ cũng có thể lựa chọn áo dài tay phối cùng quần kaki. Để tạo điểm nhấn, họ thường đi kèm với mũ, dây thắt lưng đen hoặc nâu, và đồng hồ mang phong cách của thập kỷ 20. Điều này giúp tạo ra một diện mạo đặc biệt và lịch lãm.

Phong cách thời trang đường phố (streetwear)

Bắt nguồn từ văn hóa trượt ván đường phố, phong cách thời trang Streetwear dần trở thành "làn gió mới" thu hút giới trẻ bởi sự thoải mái, phóng khoáng và phá cách. Trên nền tảng sự tự do trong phối đồ, Streetwear mang đến nét đẹp bụi bặm, phong trần pha lẫn nét hiện đại, tạo nên sức hút khó cưỡng cho những ai yêu thích thể hiện cá tính riêng.

Mix trang phục đường phố khá đơn giản, chỉ cần kết hợp áo thun dài hoặc áo thun ngắn tay với quần jogger và giày hiphop. Để tạo điểm nhấn, đừng quên thêm các phụ kiện như túi đeo chéo, kính mắt, hoặc vòng tay.

Phong cách thời trang Streetwear thu hút giới trẻ bởi sự thoải mái, phóng khoáng và phá cách

Phong cách layer, hay còn gọi là layering, là xu hướng thời trang độc đáo thu hút giới mộ điệu bởi sự kết hợp tinh tế giữa nhiều lớp trang phục, tạo nên tổng thể hài hòa và đầy ấn tượng. Thay vì chỉ bó buộc trong hai lớp áo thông thường, layer mang đến "sân chơi" sáng tạo vô bờ bến, nơi bạn thỏa sức thể hiện cá tính riêng qua những cách phối đồ đa dạng và độc đáo.

Bạn có thể kết hợp áo thun với quần dài kaki, quần jeans hoặc quần jogger. Đối với lớp áo ngoài, có thể chọn áo kaki, áo bomber, áo sơ mi mỏng hoặc áo khoác, kết hợp với áo thun bên trong. Một cách phối khác cũng thú vị là đầu tư vào một chiếc áo dài tay bên ngoài và mặc thêm một chiếc áo sơ mi có cổ bên trong.

Phong cách layer là sự kết hợp tinh tế giữa nhiều lớp trang phục

Phong cách layering mang lại cho người mặc sự hiện đại, trẻ trung và thu hút trong khi vẫn giữ được nét đơn giản và tinh tế trong việc phối đồ. Đặc biệt, việc chọn màu sắc khác nhau cho mỗi lớp áo giúp tạo điểm nhấn và làm nổi bật từng layer. Với những ai ưa thích sự tiện lợi, nhẹ nhàng và vẫn giữ được vẻ trẻ trung và hiện đại, phong cách layering là sự lựa chọn lý tưởng.

Trái ngược với phong cách tối giản đề cao sự tinh tế và tiết chế, phong cách Y2K bùng nổ với những gam màu rực rỡ cùng các thiết kế táo bạo, phá cách. Nổi bật trong đó là quần ống loe cá tính, áo khoác da bụi bặm, quần cạp trễ khoe trọn vòng eo thon gọn hay những chiếc cardigan nam mang đậm dấu ấn thời đại. Phong cách này tựa như một làn gió mới thổi bùng vào gu thời trang của giới trẻ Gen Z, giúp họ khẳng định cá tính riêng biệt và độc đáo của bản thân.

Phong cách Y2K trở lại với giới trẻ Gen Z

Phong cách Biker mang đậm dấu ấn cá tính và mạnh mẽ, thể hiện qua sự kết hợp hài hòa giữa áo khoác da và quần jean, tạo nên vẻ đẹp phóng khoáng, tự do và không gò bó. Nổi bật trong phong cách này là set đồ "chất lừ" bao gồm quần jean, giày da, áo khoác jean cùng điểm nhấn là chiếc mũ bảo hiểm moto phong cách. Diện mạo này hứa hẹn sẽ thu hút mọi ánh nhìn ngay từ lần đầu tiên xuất hiện, khẳng định cá tính thời trang độc đáo và đầy cuốn hút của bạn.

Phong cách Biker mang đậm dấu ấn cá tính và mạnh mẽ

Phong cách "chàng thơ" là một trào lưu thời trang dành cho nam giới, thường được mô tả là mang đậm tinh thần nghệ thuật, lãng mạn và tinh tế. Nó lấy cảm hứng từ hình ảnh của những nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ và những cá nhân sáng tạo khác trong lịch sử.

Phong cách chàng thơ thường tập trung vào việc sử dụng các món đồ có kiểu dáng cổ điển như áo sơ mi cổ đứng, áo blazer, quần tây, quần jeans cắt slim-fit, áo len, áo khoác dáng dài và áo vest. Màu sắc thường ưa chuộng là những gam màu trung tính như xám, trắng, đen, nâu, cùng các màu pastel nhẹ nhàng.

Phong cách chàng thơ thường tập trung vào việc sử dụng các món đồ có kiểu dáng cổ điển

Trong phong cách chàng thơ, sự chú ý đến chi tiết và phụ kiện là không thể thiếu, bao gồm khăn choàng, cà vạt, mũ nồi, kính mát, đồng hồ cổ điển và túi xách cổ điển. Đồng thời, cách kết hợp trang phục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ ngoài lãng mạn và tinh tế.

Bài viết này đã giới thiệu đến bạn 13 phong cách thời trang nam thịnh hành nhất hiện nay, hy vọng bạn sẽ tìm thấy phong cách phù hợp với bản thân và tự tin khẳng định cá tính riêng của mình. Và đừng quên theo dõi 5S Fashion thường xuyên để cập nhật những xu hướng thời trang mới nhất cùng vô vàn thông tin bổ ích về thế giới thời trang nhé!

5S Fashion - Thời trang dành cho nam giới

Người dân Hàn Quốc dần thay đổi thói quen tự làm kim chi bằng cách đi mua đồ làm sẵn. Họ cũng thay những căn nhà bằng gỗ có lò sưởi dưới sàn nhà bằng cách xây những chung cư cao tầng.

Nhà gỗ có hệ thống lò sưởi ondol dưới sàn. (Ảnh: Ald)

Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc gần như không thay đổi từ thời kỳ Tam Vương quốc cho đến cuối thời đại Joseon (1392-1910).

Ondol là hệ thống lò sưởi dưới sàn nhà rất độc đáo của người Hàn Quốc. Khói và hơi nóng được dẫn qua các ống xây dưới sàn nhà. Vật liệu chính dùng để dựng nên những căn nhà truyền thống này là đất sét và gỗ. Giwa, có nghĩa là nhà có lợp mái ngói màu đen làm từ đất, thường bằng đất sét đỏ. Ngày nay, toà nhà làm việc của Tổng thống gọi là Cheong Wa Dae hay Nhà Xanh, vì ngói lợp lên mái nhà có màu xanh.

Nhà truyền thống thường được xây mà không cần sử dụng chiếc đinh vít, vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ. Nhà dành cho tầng lớp thượng lưu bao gồm một số kiến trúc tách biệt: phòng dành cho phụ nữ và trẻ nhỏ, phòng dành cho những người đàn ông trong gia đình và các vị khách của họ và một phòng khác cho những người giúp việc, tất cả các phòng đều có tường bao quanh khép kín. Điện thờ tổ tiên của gia đình được xây ở phía sau ngôi nhà. Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp một ao sen được xây ở trước ngôi nhà phía ngoài bức tường.

Từ cuối những năm 1960, kiểu nhà truyền thống Hàn Quốc bắt đầu bị thay thế bằng những toà nhà chung cư theo kiểu phương Tây. Nhà cao tầng mọc lên như nấm trên khắp đất nước Hàn Quốc từ sau thập kỷ 1970.

Hanbok là lễ phục của phụ nữ Hàn Quốc. (Ảnh: Disneymike)

Người Hàn Quốc bắt đầu dệt vải bằng cây gai, cây dong và nuôi tằm dệt lụa. Trong thời kỳ Tam Vương quốc, đàn ông mặc jeogori (áo khoác ngoài), baji (quần dài), và durumagi (áo choàng) cùng với mũ, dây lưng và giày. Phụ nữ mặc jeogori (áo khoác ngắn), với hai dải vải dài được buộc chặt vào nhau để tạo thành nơ otgoreum, dài kín chân, mặc với chima (váy thắt eo cao), durumagi với beoseon (tất trắng) và đi giày hình thuyền. Những bộ quần áo này, còn được gọi là hanbok, đã được lưu truyền từ nhiều năm nay với kiểu dáng hầu như không thay đổi, ngoại trừ chiều dài của jeogori và chima.

Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trong thời kỳ công nghiệp hoá mạnh mẽ những năm 1960 và 1970, người ta coi hanbok không phù hợp với cách ăn mặc thoải mái, nên trang phục này không thông dụng như trước. Nhưng gần đây, những người yêu thích hanbok đã vận động mặc lại trang phục này và đã tạo ra những kiểu cách mới để thuận tiện hơn khi mặc.

Trang phục truyền thống hanbok thường được mặc vào những ngày lễ đặc biệt như Tết âm lịch và Chuseok - ngày Lễ mùa (Hội mùa rằm trung thu), và các ngày lễ của gia đình như Hwangap (lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60).

Trong ba yếu tố cơ bản của cuộc sống - nhà ở, quần áo và thực phẩm - thì những thay đổi trong thói quen ăn uống đã tác động đến người Hàn Quốc nhiều nhất. Gạo vẫn là lương thực chính của hầu hết người dân xứ kim chi, nhưng trong thế hệ trẻ ngày nay, nhiều người lại thích các món ăn phương Tây.

Người Hàn Quốc thường ăn cơm với nhiều thức ăn khác, chủ yếu là các loại rau xanh đã nêm gia vị, canh, các món hầm trong nồi đất và thịt.

Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu kim chi, món ăn được làm từ nhiều loại rau muối như cải bắp, củ cải, hành xanh và dưa chuột. Một số loại kim chi thường được nêm gia vị bằng cách thêm bột ớt đỏ, còn một số loại khác không trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác. Tuy nhiên tỏi luôn được cho vào kim chi để tăng mùi vị cho món này.

Hàn Quốc nổi tiếng với đặc sản kim chi. (Ảnh: Korean food)

Vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, gia đình người Hàn Quốc thường tập trung vào gimjang, nghĩa là chuẩn bị làm kim chi, phục vụ cho cả mùa đông dài. Trước đây, kim chi chuẩn bị cho mùa đông được để trong những vại to chôn dưới đất để giữ nguyên mùi vị. Với sự phát triển của nhà chung cư hiện nay, các nhà sản xuất đồ điện đã sản xuất những chiếc tủ lạnh đặc dụng dùng để bảo quản kim chi. Nhiều nhà máy chế biến kim chi mọc lên, vì ngày càng có nhiều gia đình mua kim chi làm sẵn thay vì tự làm.

Ngoài kim chi, doenjang (món tương đỗ) với tính chất chống ung thư cũng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà dinh dưỡng hiện đại. Người Hàn Quốc thường làm doenjang ở nhà bằng cách luộc chín hạt đậu vàng rồi phơi chúng trong bóng râm, ngâm trong nước muối và để lên men dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, ngày nay rất ít gia đình thực hiện đầy đủ quy trình này tại nhà, phần lớn các gia đình đều mua doenjang do nhà máy sản xuất chế biến.

Trong số các món thịt, món bulgogi (thường làm bằng thịt bò) và galbi (sườn bò hoặc lợn) tẩm gia vị được người Hàn Quốc và khách nước ngoài ưa thích nhất.