CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI PAL VIỆT NAM
Tìm hiểu nhân viên là gì? Nhân viên trong tiếng anh là gì?
Khái niệm nhân viên và những điều xoay quanh nhân viên là việc cũng ta thấy tiếp xúc hàng ngày. Nhưng để hỏi rõ thì chưa chắc chúng ta đã biết rõ về những khái niệm này. Sau đây cùng Daydeothe.com.vn tìm hiểu kĩ hơn về nhân viên, nhân viên kinh doanh hay nhân viên trong tiếng anh là gì? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu để có thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.
Nhân viên có rất nhiều định nghĩa để hiểu về từ nhân viên. Tuy nhiên để dễ hiểu nhất thì chúng ta hãy hiểu như sau. Nhân viên là một người lao động được thuê bởi một người khác. Người thuê là người chủ và người được thuê được gọi là nhân viên. Nhân viên chính là cá nhân một người được thuê để làm một công việc nào đó cụ thể. Và họ làm việc dự trên những ràng buộc hợp đồng được thỏa thuận cả 2 bên.
Nhắc tới nhân viên thì có rất nhiều kiểu nhân viên khó có thể kể hết được. Bởi lẽ nghành nghề cũng có rất nhiều nghành nghề. Một số loại nhân viên có thể kể tới là nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng, nhân viên nhân sự,… và rất nhiều loại hình nhân viên khác.
Cùng tìm hiểu về những loại nhân viên cũng như định nghĩa của nhân viên trong tiếng như thế nào.
Trong tiếng anh nhân viên được linh hoạt gọi theo nhiều cách khác nhau. Từ nhân viên trong tiếng anh vô cùng phong phú.
Có thể kể đến một số từ thường dùng nhất như: - Employee: An individual who provides labour to a company or another person for a salary. - Staff: employees of a business - People: a group of persons regarded as being employees etc. - Một số từ khác như: employees, jack , member, officer, personnel
Chỉ một cụm từ nhân viên kinh doanh tưởng chừng đơn giản nhưng trong tiếng anh cụm từ này lại được chia ra rất nhiều cách gọi khác nhau. Mỗi cách gọi có liên quan đến sản phẩm mà người nhân viên kinh doanh này làm. Tuy nhiên có một từ trong tiếng anh được gọi chung cho những người nhân viên kinh doanh này là sales executive.
Việc gọi nhân viên như thế nào trong kinh doanh thì phải dựa vào loại sản phẩm cũng như nhóm nghành nghề của họ. • Sales-man: nhân viên trực tiếp, ở cấp thấp nhất, trong hoạt động bán hàng • Sales Executive hay Sales Supervisor: nhân viên bán hàng (kinh doanh) ở cấp cao hơn, quản lý nhóm sales-man. • Cao hơn thì có Area Sales manager (quản lý một khu vực nào đó) hay cao hơn nữa là Regional Sales Manager, National Sales Manager • Riêng đối với các ngành nghề đòi hỏi việc bán hàng trực tiếp cho đối tượng công nghiệp, chẳng hạn như máy móc, hóa chất thì người ta có thể gọi là Sales Engineer. • Đối với ngành dịch vụ thì thấp nhất là Account Asistant, Account Executive, cao hơn là Account Manager, Account Director, Group Account Director…
Chức vụ trong một công ty có rất nhiều loại và trong tiếng anh cũng được phân chia rõ ràng như sau: – CEO : tổng giám đốc, giám đốc điều hành – manager : quản lý – director : giám đốc – deputy, vice director : phó giám đốc – the board of directors : Hội đồng quản trị – Executive : thành viên ban quản trị – Founder: người thành lập – Head of department : trưởng phòng – Deputy of department : phó phòng – supervisor: người giám sát – representative : người đại diện – secterary : thư kí – associate, colleague, co-worker : đồng nghiệp – employee : nhân viên – trainee : thực tập viên
Trong nghành kinh doanh thì những từ vựng tiếng anh là thực sự cần thiết cho mỗi doanh nhân. Hãy cùng nhau tìm hiểu một số những từ vựng cần thiết này.
- Regulation: sự điều tiết - The openness of the economy: sự mở cửa của nền kinh tế - Micro-economic: kinh tế vi mô - Macro-economic: kinh tế vĩ mô - Planned economy: kinh tế kế hoạch - Market economy: kinh tế thị trường - Inflation: sự lạm phát - Liability: khoản nợ, trách nhiệm - Foreign currency: ngoại tệ - Depreciation: khấu hao - Surplus: thặng dư
Trên đây là những từ vựng nên biết khi làm kinh doanh. Còn rất nhiều những từ vựng đặc biệt và cần thiết khác. Các bạn có nhu cầu tìm hiểu có thể truy cập Daydeothe.com.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
Nhân viên sale thị trường là gì? có khác Nhân viên sale?
Ngày đăng tin: 30/03/2023 21:24
Bạn đã khá quen thuộc với vị trí nhân viên sales trong lĩnh vực kinh doanh còn nhân viên sales thị trường thì sao? Dường như đây là cái tên khá lạ lẫm và không nhiều người biết đến vai trò cụ thể của công việc này. Muốn phân biệt được nhân viên sales và nhân viên thị trường để ứng tuyển hiệu quả thì bạn cần tìm hiểu về các yêu cầu, kỹ năng của từng vị trí.
Nhân viên sale thị trường thường làm việc trong các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Với vị trí này, mỗi nhà tuyển dụng khác nhau sẽ có yêu cầu cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung đều coi trọng ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt, mạnh dạn, có thể "xông pha" được. Đôi khi, Nhân viên sale thị trường cũng có thể được xem là những "người mở đường", hỗ trợ rất nhiều trong nghiên cứu và mở rộng thị trường kinh doanh.
Nhân viên sale thị trường làm những công việc gì?
I. Nhân viên sale thị trường là làm gì? Mô tả công việc
Nhân viên sale thị trường còn có thể được gọi là Nhân viên kinh doanh thị trường hay Nhân viên thị trường. Có thể nói, Nhân viên sale thị trường là sự kết hợp giữa vai trò kinh doanh và tiếp thị - vừa nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, nhu cầu, xu hướng lại vừa tìm ra những cách thức, giải pháp để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả kinh doanh/bán hàng. Đây cũng là vị trí đóng vai trò kết nối khách hàng và doanh nghiệp.
Mô tả công việc của Nhân viên sale thị trường:
Nghiên cứu thị trường đang kinh doanh, đối tượng khách hàng, hành vi tiêu dùng của họ.
Tìm hiểu về các xu hướng hiện tại, dự đoán xu hướng tương lai.
Tìm hiểu danh sách khách hàng tiềm năng, phân tích số liệu và mở rộng danh sách.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu, tư vấn và chốt sale.
Gửi số liệu thu thập được cho bộ phận kinh doanh và marketing, đề xuất giải pháp (nếu có) để xây dựng chiến lược kinh doanh, thúc đẩy các chiến dịch tiếp thị mới nhất.
Chịu trách nhiệm hoàn thành mục tiêu doanh số khi được phân công.
Hỗ trợ Nhân viên kinh doanh, Nhân viên marketing.
Chuẩn bị bảng hỏi, bảng khảo sát để điều tra thị trường.
Đề xuất, thực hiện các chương trình hoặc sự kiện để khai thác thị trường mới, tiếp thị sản phẩm mới tại địa phương khác nhau.
Sẵn sàng đi công tác xa khi cần.
II. Yêu cầu trình độ, kỹ năng với Nhân viên sale thị trường
Yêu cầu khi tuyển Nhân viên sale thị trường sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh cụ thể nhưng thông thường ít khi cần ứng viên phải đúng chuyên ngành. Một số tiêu chí tuyển dụng cơ bản bao gồm:
Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Xuất nhập khẩu (một số công ty có thể chấp nhận Nhân viên sale thị trường tốt nghiệp trung học phổ thông).
Kinh nghiệm làm Nhân viên kinh doanh, Nhân viên bán hàng, Telesales...
Kỹ năng công nghệ, am hiểu các công cụ, phần mềm hỗ trợ thu thập và phân tích số liệu nghiên cứu thị trường.
Kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo.
Sức khỏe tốt, có phương tiện đi lại.
Khả năng kết nối và xây dựng mối quan hệ.
III. Nhân viên sale thị trường khác gì với Nhân viên sale thông thường?
Công việc của Nhân viên sale thị trường có những điểm khác biệt nhất định so với Nhân viên sale thông thường, chủ yếu được phân biệt bằng các nhiệm vụ cụ thể. Mục tiêu của Nhân viên sales là làm sao để bán được càng nhiều sản phẩm, dịch vụ càng tốt, trong khi Nhân viên sale thị trường kiêm cả các vai trò hỗ trợ, nghiên cứu và phát triển thị trường.
Nhân viên sale (Nhân viên kinh doanh nói chung) bán sản phẩm, dịch vụ và thanh toán để tạo ra doanh thu ngay lập tức. Tổng số hàng hóa, gói dịch vụ được bán ra hàng ngày đều được gọi là doanh số bán hàng. Đối với người mua, họ cũng biết chắc chắn rằng sản phẩm, dịch vụ đó sẽ đáp ứng một số các nhu cầu cụ thể của họ. Nhân viên sale có thể sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận và chốt đơn như bán hàng trực tiếp, giao hàng tận nơi, tiếp thị qua điện thoại và các hội chợ, triển lãm...
Sự khác nhau giữa sale thị trường và nhân viên sale là gì?
Trong khi Nhân viên sale chú trọng đến nghệ thuật tạo khách hàng tiềm năng và bán sản phẩm cho họ thì Nhân viên sale thị trường lại thiên về việc làm sao để tìm ra các kênh mới hoặc tận dụng các kênh hiện có để xây dựng, thay đổi quy trình kinh doanh hiệu quả nhất. Họ không chỉ bán hàng mà còn nghiên cứu để tạo ra nhận thức tích cực cho thương hiệu, phân tích hành vi người tiêu dùng để điều chỉnh các chiến lược.
Để tăng doanh số bán hàng trên thị trường thì doanh nghiệp nào cũng cần phải có sự tham gia của khách hàng. Nhân viên sale thị trường chính là những người làm việc để tạo ra một kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Một khi có thể tạo ra và nâng cao nhận thức, bước tiếp theo sẽ là nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
Nhìn chung, việc làm Nhân viên sale thị trường là một vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn khai phá các thị trường mới cũng như củng cố hiệu quả kinh doanh tại thị trường hiện có. Điểm hấp dẫn của công việc này là nó không yêu cầu trình độ đầu vào cao nhưng cung cấp nhiều cơ hội việc làm, thăng tiến và mức lương khá cao.