Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tiếng Anh Là Gì

Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tiếng Anh Là Gì

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Trong khi Tổng giám đốc của Vinamilk là người quen thuộc với giới đầu tư thì vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp là người hoàn toàn mới và có xuất thân từ chính khách.

Sau khi tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, Hội đồng quản trị CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) đã công bố nghị quyết bầu hai chức danh quan trọng nhất của doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2022-2026. Cùng với đó, Hội đồng quản trị VNM cũng phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong nhiệm kỳ mới.

Theo công bố của VNM, ông Nguyễn Hạnh Phúc - thành viên độc lập đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhiệm kỳ 2022-2026. Trong khi đó, bà Mai Kiều Liên tiếp tục được Hội đồng quản trị bổ nhiệm tiếp tục giữ vị trí tổng giám đốc cho VNM trong nhiệm kỳ mới.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của VNM nhiệm kỳ 2022-2026

Ông Nguyễn Hạnh Phúc là gương mặt mới trong Hội đồng quản trị VNM nhiệm kỳ 2022-2026. Trước khi được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp, ông Nguyễn Hạnh Phúc là một chính khách đã nghỉ hưu và không có bất kỳ lợi ích nào liên quan đến VNM và được Hội đồng Quản trị Công ty nhiệm kỳ 2017-2021 giới thiệu vào Hội đồng quản trị VNM nhiệm kỳ 2022-2026.

Cùng với vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của VNM, ông Nguyễn Hạnh Phúc còn giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân sự của VNM trong nhiệm kỳ 2022-2026, Ủy ban này còn có 3 thành viên khác là bà Mai Kiều Liên, ông Lee Meng Tat và bà Đặng Thị Thu Hà.

Trong khi đó, bên cạnh vị trí Tổng giám đốc của VNM, bà Mai Kiều Liên còn giữ vị trí Chủ tịch ủy ban chiến lược của doanh nghiệp. Vị trí Chủ tịch ủy ban kiểm toán do ông Đỗ Lê Hùng nắm giữ và vị trí Chủ tịch Ủy ban lương thưởng của VNM do bà Tiêu Yến Trinh đứng đầu.

Với việc tiếp tục giữ vị trí Tổng giám đốc của VNM nhiệm kỳ 2022-2026, bà Mai Kiều Liên sẽ nối dài vai trò CEO của mình tại doanh nghiệp này kể từ năm 1992 đến nay.

Ngoài vị trí Tổng giám đốc của VNM, bà Mai Kiều Liên còn đang giữ vị trí lãnh đạo ở hàng loạt doanh nghiệp khác có thể kể đến như Chủ tịch HĐTV, Công Ty TNHH Liên Doanh Thực Phẩm Và Đồ Uống Vibev, Chủ tịch HĐQT, Del Monte - Vinamilk Dairy Philippines, Inc. Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu; Chủ tịch HĐQT, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam, Công ty Cổ phần; Thành viên HĐQT, Miraka Holdings Limited. Chủ tịch HĐQT, Lao-Jagro Development Xiengkhuoang Co, Ltd. Thành viên HĐQT, Driftwood Dairy Holding Corporation. Chủ tịch Công ty TNHH MTV Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa và Chủ tịch Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam.

Bà Mai Kiều Liên làm Tổng giám đốc của VNM suốt từ năm 1992 đến nay

Hiện bà Mai Kiều Liên đang trực tiếp nắm giữ hơn 6 triệu cổ phiếu của VNM. Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 29/4, khối tài sản của nữ doanh nhân sinh năm 1953 đang trực tiếp nắm giữ có giá trị gần 475 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Vinamilk đặt kế hoạch tiếp tục vượt đỉnh doanh thu, lên ngưỡng 64.070 tỷ đồng tương ứng tăng 5% so với "đỉnh" đã đạt được năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế kế hoạch giảm 8% so với thực hiện năm 2021, đạt 9.770 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý 1/2022 mới được công bố cho biết doanh thu thuần hợp nhất tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 13.878 tỷ đồng và đạt 21,3% kế hoạch năm.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong kỳ là 3.005 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 21,7% trên doanh thu thuần.  Kết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.283 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 23,1% kế hoạch năm.

Quy mô tổng tài sản của Vinamilk cuối quý 1/2022 là 52.995 tỷ đồng. Tổng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn đạt 21.513 tỷ đồng, chiếm 41% tổng tài sản, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn.

Tổng nợ vay của Vinamilk là 11.014 tỷ đồng, chiếm chưa tới 21% tổng nguồn vốn và chủ yếu là vay ngắn hạn. Tổng chi phí lãi vay ba tháng đầu năm là 26 tỷ đồng trong khi khoản lãi tiền gửi lên tới 290 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của công ty tại ngày 31/3 là 34.977 tỷ đồng với 6.479 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 4.575 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.

Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]

Cùng là hai đại gia bán vàng hàng đầu tại Việt Nam nhưng lợi nhuận của SJC so với đối thủ PNJ chỉ “mỏng như lá lúa”.

Cùng tội danh, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố cũng truy tố các bị can là nhân viên Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt gồm Đỗ Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1986), Nguyễn Mạnh Thìn (sinh năm 1988).

Trước đó, ngày 12/5/2023, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt Phạm Thanh Tùng đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm về cùng tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Theo cáo trạng, Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (mã cổ phiếu TVC) và Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt (mã cổ phiếu TVB), chỉ đạo và quyết định mọi hoạt động đầu tư, giám sát hoạt động của Phòng đầu tư, trực tiếp phụ trách quản lý hoạt động đầu tư chứng khoán.

Trong thời gian từ ngày 2/1/2020 - 19/10/2020, Phạm Thanh Tùng đã chỉ đạo Nguyễn Mạnh Thìn và Đỗ Thị Hồng Hạnh thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán thông qua việc sử dụng 109 tài khoản nội nhóm Trí Việt của 58 chủ tài khoản để giao dịch mua, bán chéo với nhau đối với mã cổ phiếu TVB, TVC để tạo cung, cầu giả gây thiệt hại/thua lỗ cho 31 nhà đầu tư số tiền hơn 3,3 tỷ đồng.

Cụ thể, trong giai đoạn năm 2020, để tạo tính thanh khoản của các mã cổ phiếu TVB và TVC, theo sự chỉ đạo của Phạm Thanh Tùng, Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Thìn thực hiện thao túng cổ phiếu mã TVB và TVC bằng phương thức: Hướng dẫn các nhân viên của công ty TVB, TVC mở nhiều tài khoản chứng khoán tại các công ty chứng khoán khác nhau đứng tên các cá nhân là nhân viên, người thân nhân viên, bạn bè, người quen của Phạm Thanh Tùng, các công ty vệ tinh trong hệ sinh thái của Tập đoàn Trí Việt (gọi là tài khoản chứng khoán nội nhóm) rồi chuyển lại thông tin các tài khoản cùng mật khẩu lại cho phòng đầu tư quản lý.

Phạm Thanh Tùng cũng chỉ đạo Nguyễn Mạnh Thìn dùng các tài khoản nội nhóm liên tục đặt lệnh, khớp đối ứng đối với cổ phiếu TVB, TVC. Ngoài ra, bị can Thìn và Hạnh còn phải đặt lệnh mua bán, thỏa thuận cổ phiếu TVB, TVC cho nhóm nội bộ Trí Việt trong năm 2020.

Hàng ngày, khi phát sinh giao dịch khớp lệnh, Thìn thông báo danh sách, số lượng tiền cần nộp/chuyển vào từng tài khoản chứng khoán nội nhóm theo chỉ đạo của Tùng và nhờ các chủ tài khoản thực hiện nộp/rút/chuyển tiền vào các tài khoản chứng khoán trong nhóm ở các ngân hàng khác nhau hoặc lấy các séc đã được các chủ tài khoản nội nhóm ký sẵn để thực hiện giao dịch tiền.

Tùng chỉ đạo sử dụng các nguồn tiền từ: Công ty Quản lý tài sản Trí Việt, vay ký quỹ tại các công ty chứng khoán khác ngoài TVB và nguồn tiền quay vòng, luân chuyển giữa các tài khoản chứng khoán, ngân hàng của cá nhân trong nhóm nội bộ Trí Việt sau khi bán, mua các chứng khoán TVB, TVC để thực hiện việc mua/ bán cổ phiếu TVB, TVC giữa các tài khoản nội nhóm.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo chỉ đạo từ bị can Tùng, bị can Thìn trực tiếp đi nộp/rút/chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của Thìn, hoặc chỉ đạo nhân viên đi rút tiền từ tài khoản ngân hàng rồi nộp tiền vào các tài khoản chứng khoán nội nhóm khác.

Tại Hà Nội, bị can Hạnh chỉ đạo các nhân viên phòng nguồn vốn, nhân viên phòng đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt tới ngân hàng rút séc từ tài khoản ngân hàng của công ty và các cá nhân nội nhóm Trí Việt rồi nộp tiền vào các tài khoản chứng khoán nội nhóm chỉ định.

Hiện tại, Phạm Thanh Tùng đã nộp khắc phục số tiền 2,2 tỷ đồng.

Quản trị marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những hoạt động có lợi cho nhãn hiệu và mặt hàng.

Sau khi ông Phạm Thanh Tùng bị bắt, ngày 12/12, Chứng khoán Trí Việt thông báo, việc ông Tùng bị khởi tố là trách nhiệm cá nhân; sự việc trên không tác động hoặc làm thay đổi định hướng trong kinh doanh của công ty và "không ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cổ đông, khách hàng đang có giao dịch".

Được biết, ông Tùng, 43 tuổi, giữ cương vị Chủ tịch HĐQT của Chứng khoán Trí Việt từ năm 2010 đến tháng 7/2022. Sau 5 tháng gián đoạn, ngày 5/12, ông trở lại vị trí Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt. Ông còn là thành viên sáng lập, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (TVC).

Sau khi ông Phạm Thanh Tùng, bị khởi tố về tội danh "thao túng chứng khoán", ngày 12/12, bà Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt đã thay mặt doanh nghiệp "gửi lời xin lỗi chân thành" đến các cổ đông, cán bộ công nhân viên, nhà đầu tư, khách hàng và đối tác, "vì những tổn hại không đáng có" liên quan đến những vụ việc có yếu tố pháp lý đã và đang xảy ra tại tập đoàn và Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt (mã chứng khoán TVB).

Trước đó, ngày 9-12, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đối với ông Phạm Thanh Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Chứng khoán Trí Việt - về tội danh "thao túng chứng khoán".

Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt khẳng định vụ việc trên không tác động hoặc không làm thay đổi các định hướng trong kinh doanh của công ty. Đồng thời không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của quý cổ đông, quý khách hàng đang có giao dịch, hợp tác với công ty.

Đồng thời, phía doanh nghiệp cũng đã có các biện pháp, kế hoạch nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định theo đúng mục tiêu và kế hoạch của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo đã đặt ra.

Được biết, ông Tùng, giữ chức chủ tịch nhiệm kỳ 2022 - 2024 của Chứng khoán Trí Việt vào đầu tháng này (2/12). Theo lời giới thiệu từ doanh nghiệp, ông Tùng đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - chứng Khoán.

Cách đây hơn một tháng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt 150 triệu đồng với Chứng khoán Trí Việt, do đã cho một số khách hàng đặt lệnh mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định.

Trước đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 4 cá nhân về tội “Thao túng thị trường chứng khoán" gồm Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Công ty Cổ phần Louis Holdings, thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land; Trịnh Thị Thúy Linh, Giám đốc Hành chính Công ty Cổ phần Louis Holding; Đỗ Đức Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt; Lê Thị Thùy Liên, nhân viên Dịch vụ tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt.

Trong thời gian từ 4/1/2021 đến ngày 6/10/2021, Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Louis Holdings, thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land thông đồng với Đỗ Đức Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt và các đối tượng khác sử dụng nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán thực hiện mua, bán và lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Louis Capital (mã TGG), Công ty Cổ phần Louis Land (mã BII) và các mã chứng khoán khác trái quy định pháp luật, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.

Ngày 20/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings, Công ty Cổ phần Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land và các đơn vị liên quan; đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 4 cá nhân trên về tội “Thao túng thị trường chứng khoán" theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự.