Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2023, nội dung và hình thức thi TSA đã được thực hiện theo đúng thiết kế và giữ ổn định trong nhiều năm tới.
ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY
Với mục tiêu mở rộng khả năng áp dụng kết quả bài thi Đánh giá tư duy cho các trường đại học, học viện khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, y dược… và phù hợp với chương trình giáo dục hiện hành và phổ thông mới, Đại học Bách khoa Hà Nội quyết định điều chỉnh cấu trúc, nội dung bài thi, áp dụng từ năm 2023.
Bài thi được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ hơn, từ thi 270 phút xuống còn 150 phút, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học từ Toán + Đọc hiểu + Khoa học tự nhiên + tiếng Anh thành nội dung đánh giá tư duy Toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề.
Trường sẽ tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính trong thời gian 1 buổi (150 phút), nhiều đợt thi, nhiều địa điểm thi, cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm, không giới hạn đối tượng dự thi, số lần dự thi.
Cấu trúc bài thi tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng từ năm 2023 trở đi.
Với phần Tư duy Toán học, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm trong 60 phút, đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy toán của học sinh thông qua chương trình Toán học lớp 11, 12 tại trường THPT và một phạm vi nhỏ kiến thức số học.
Nội dung phần thi gồm kiến thức về Số học, Đại số, Hàm số, Hình học, Thống kê và xác suất. Cấu trúc câu hỏi đòi hỏi phải có ý nghĩa cả về vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho các mối quan hệ Toán học; truy cập các kiến thức Toán học bằng trí nhớ; kết hợp với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán và thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp.
Phần thi tư duy Toán học nhấn mạnh tới tư duy định lượng và áp dụng phần tính toán hoặc ghi nhớ các công thức. Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay theo quy định. Các câu hỏi hàm chứa các vấn đề từ dễ đến khó với độ tin cậy để đảm bảo phân hóa được mức độ sẵn sàng vào đại học của thí sinh.
Phần Tư duy đọc hiểu thi theo hình thức trắc nghiệm, với thời gian 30 phút, nhằm đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng. Các câu hỏi yêu cầu học sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại văn bản: Khoa học, Văn học, Báo chí… nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn.
Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định các ý chính, định vị và giải thích các chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện; so sánh, hiểu mối quan hệ nhân quả; xác định ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh, khái quát hóa, phân tích giọng văn và phương pháp của tác giả. Thí sinh phải phân tích và tích hợp thông tin từ nhiều văn bản liên quan… Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú,liên quan tới những chủ đề về khoa học,công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.
Phần Tư duy Khoa học gồm các câu hỏi trắc nghiệm (thời gian 60 phút). Phần thi yêu cầu đo lường cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và các kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết trong lĩnh vực khoa học.
Phần thi này là một tập hợp các thông tin khoa học, theo sau đó là các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đo lường khả năng: Tính, giải thích được dữ liệu; chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin khoa học; thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm. Thông tin khoa học được truyền tải theo một trong ba định dạng khác nhau: biểu diễn dữ liệu (đồ thị khoa học, bảng biểu và sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hoặc nhiều thí nghiệm liên quan) hoặc quan điểm xung đột (hai hoặc nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không phù hợp với nhau).
Ghi chú: Xem thêm Đề thi HSA 2025 và ĐÁP ÁN và LỊCH THI và ĐỀ CƯƠNG học sinh xem bên dưới
GS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết - cho biết từ năm 2025, cấu trúc bài thi sẽ được điều chỉnh một phần để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang bổ sung, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa để phù hợp với lộ trình của chương trình này.
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 có những điều chỉnh về bố cục, tăng tính lựa chọn cho người học, phát huy năng lực của học sinh và định hướng cho các cơ sở giáo dục “tuyển đúng” “tuyển trúng” thí sinh.
Phần 1: Toán học và xử lý số liệu
Phần 3: Cho phép thí sinh lựa chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh
50 câu hỏi – 60 phút với các phần để thí sinh lựa chọn
XEM THÊM: LỊCH THI HSA 2025 TẠI ĐÂYhttps://2k7.info/lich-thi-danh-gia-nang-luc-hsa-2025-moi-nhat-a32551.html
Phần 3: Nếu chọn thi là phần Khoa học - Thí sinh chọn 3 trong 5 chủ đề vật lí, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý; mỗi chủ đề có 17 câu hỏi (gồm 1 câu thử nghiệm) để hoàn thành phần thi Khoa học.Phần 3: Nếu chọn Phần lựa chọn Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được thiết kế để phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.
TỈ LỆ KIẾN THỨC THEO LỚP TRONG ĐỀ THI HSA - ĐGNL 2025
XEM THÊM: LỊCH THI HSA 2025 TẠI ĐÂYhttps://2k7.info/lich-thi-danh-gia-nang-luc-hsa-2025-moi-nhat-a32551.html
ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC & ĐGTD TRÊN TUYENSINH247
phần bổ Kiến thức theo từng lớp trong đề thi ĐGNL HSA 2025 với mức độ tương đối như sau
Riêng chủ đề Vật lí, Sinh học có thể thay đổi trong khoảng ± 5% theo phân bổ chương trình giữa các lớp. Phần thi Tiếng Anh kiến thức trong chương trình lớp 12: khoảng 45%, kiến thức tổng hợp, vận dụng bậc cao trong chương trình: khoảng 15%.
Theo Thầy cô từ Tuyensinh247.com, trang học trực tuyến uy tín cho biết để lựa chọn phần nào Khoa học hay Tiếng Anh trong phần 3 thí sinh phải căn cứ vào đề án tuyển sinh của trường sử dụng kết quả đánh giá năng lực 2025 để xét tuyển yêu thi phần nào hoặc nếu không yêu cầu thí sinh có thể lựa chọn theo phần thi mà mình có lợi thế,
->>XEM ĐỀ THI HSA 2025 VÀ ĐÁP ÁN TẠI ĐÂY hoặc https://2k7.info/de-thi-tham-khao-danh-gia-nang-luc-hsa-2025-dhqg-ha-noi-a32544.html
Vậy để ôn tập HSA 2025 cần ôn tập kiến thức gì trong từng môn (chủ đề) là thông tin quan trọng bên cạnh cấu trúc đề thi thi. Xem chi tiết ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI ĐÂY:
https://2k7.info/de-cuong-on-thi-danh-gia-nang-luc-hsa-2025-tu-dhqg-ha-noi-a32562.html
Để bài thi phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cũng như chương trình giáo dục phổ thông mới, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành điều chỉnh về cấu trúc, nội dung của bài thi, áp dụng từ năm 2023.
Cấu trúc bài thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội từ năm 2023
Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, với mục tiêu mở rộng khả năng áp dụng kết quả bài thi Đánh giá tư duy cho các trường đại học, học viện khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, y dược… và đặc biệt để bài thi phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cũng như chương trình giáo dục phổ thông mới, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành điều chỉnh về cấu trúc, nội dung của bài thi, áp dụng từ năm 2023.
Cụ thể, cấu trúc và nội dung các phần thi của Bài thi như sau:
Tư duy Khoahọc/Giảiquyết vấn đề
Phần thi Tư duy Toán học: Phần đánh giá tư duy Toán học bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 60 phút, đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy toán của học sinh thông qua chương trình Toán học lớp 11, 12 tại Trường THPT và một phạm vi nhỏ kiến thức số học. Nội dung phần thi gồm kiến thức về: Số học, Đại số, Hàm số, Hình học, Thống kê và xác suất. Cấu trúc câu hỏi đòi hỏi phải có ý nghĩa cả về vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho các mối quan hệ Toán học; truy cập các kiến thức Toán học bằng trí nhớ; kết hợp với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán và thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp.
Phần thi tư duy Toán học nhấn mạnh tới tư duy định lượng và áp dụng phần tính toán hoặc ghi nhớ các công thức. Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay theo quy định. Các câu hỏi hàm chứa các vấn đề từ dễ đến khó với độ tin cậy để đảm bảo phân hóa được mức độ sẵn sàng vào đại học của thí sinh.
Phần thi Tư duy Đọc hiểu: Phần thi này diễn ra theo hình thức trắc nghiệm, với thời gian 30 phút, nhằm đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng. Các câu hỏi yêu cầu học sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại: Văn bản Khoa học, Văn bản Văn học, Văn bản Báo chí… nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn.
Cụ thể là, các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định các ý chính, định vị và giải thích các chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện; so sánh, hiểu mối quan hệ nhân quả; xác định ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh, khái quát hóa, phân tích giọng văn và phương pháp của tác giả; phân tích các đòi hỏi và bằng chứng trong các cuộc tranh luận và tích hợp thông tin từ nhiều văn bản liên quan… Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú, liên quan tới những chủ đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.
Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: Phần thi này của bài thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm, với thời gian 60 phút, nhằm đo lường cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và các kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết trong lĩnh vực khoa học. Phần thi Tư duy Khoa học của bài thi là một tập hợp các thông tin khoa học, theo sau đó là các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đo lường khả năng: tính, giải thích được dữ liệu; chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin khoa học; thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm. Thông tin khoa học được truyền tải theo một trong ba định dạng khác nhau: biểu diễn dữ liệu (đồ thị khoa học, bảng biểu và sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hoặc nhiều thí nghiệm liên quan) hoặc quan điểm xung đột (hai hoặc nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không phù hợp với nhau).
Những điều chỉnh hướng tới nhiều lợi ích của thí sinh:
Cấu trúc và nội dung bài thi được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ hơn (từ 270 phút xuống còn 150 phút);
Xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học (từ Toán + Đọc hiểu + Khoa học tự nhiên + Tiếng Anh thành nội dung đánh giá tư duy Toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề) để phù hợp với Chương trình giáo dục THPT mới áp dụng.
Mở rộng các ngành tuyển sinh đại học gồm khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.
Thi trắc nghiệm trên máy tính trong thời gian 1 buổi (150 phút).
Tổ chức thi nhiều đợt, nhiều địa điểm thi.
Cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm.
Đăng ký xét tuyển vào bất cứ trường Đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.
Không giới hạn đối tượng dự thi, số lần dự thi.